“Các chỉ tiêu khó hoàn thành do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tình hình xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine… Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị có lúc, có nơi chưa quyết liệt, chưa hết trách nhiệm, còn thụ động, còn tình trạng đùn đẩy, tránh né, trông chờ, ỷ lại. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở một số lĩnh vực chưa chặt chẽ...”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

“Qua hai năm thực hiện thí điểm, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, các nội dung thí điểm được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, cơ bản đảm bảo các mục tiêu, mục đích, tiến độ đề ra; tạo sự chuyển biến rõ rệt, có bước đột phá trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở”, ông Đinh Tiến Dũng nê💫u rõ. Đồng thời, Bí thư Hà Nội cũng đề nghị các đại biểu nghiên cứu, đóng góp ý kiến để Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Bộ Chính trị; đặc biệt là cho ý kiến đối với 5 đề xuất, kiến nghị của Thành ủy tới Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ.
Đối với vấn đề đầu tư công, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị tập trung thảo luận kỹ, cho ý kiến cụ thể về các nội dung như: Việc điều chỉnh giảm tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn; đánh giá tính khả thi của các khoản thu từ đất, nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, các nguồn huy động khác; rà soát, đánh giá khả năng thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025, các dự án dân sinh bức xúc, dự án trong các lĩnh vực môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… đang được Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.Đến ngày 31/5, giải ngân vốn đầu tư công toàn thành phố đạt 24,8% kế hoạch giao, thấp so với yêu cầu đề ra. Tiến độ thực hiện một số dự án có vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ, không bảo đảm tiến độ giải ngân, đồng thời có một số dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai hoặc đã đủ thủ tục, điều kiện để bố trí vốn khởi công. Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu, nhất là Bí thư cấp ủy, với thực tiễn từ cơ sở, tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân giải ngân thấp, nhất là các nguyên nhân chủ quan.“Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, nhất là các giải pháp có tính đột phá cho các “điểm nghẽn” có tính chủ quan trong chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư công của các cấp, các ngành. Đặc biệt, cần thảo luận, cho ý kiến kỹ về phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó, cần đánh giá khả năng hấp thụ nguồn vốn 6.159 tỷ đồng bổ sung từ nguồn thu từ sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn và cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp thành phố; rà soát nhu cầu điều chỉnh, bổ sung vốn cho các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố, nhất là Dự án đường Vành đai 4”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Về dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại, phát huy ưu điểm, quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của hệ thống chính trị toàn thành phố về kỷ luật, kỷ cương, về trách nhiệm trong xử lý công việc, tránh tình trạng đùn đẩy, tránh né, trông chờ, ỷ lại, nêu cao ý chí quyết tâm, khát vọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố.
Bình luận