Đêm chong đèn đợi khách
Sau 2 lần ảnh hưởng dịch COVID-19, Đà Nẵng vắng bóng du khách, nhiều tiểu thương chợ đêm Sơn Trà buôn bán ế ẩm, có người dừng hoạt động, số còn lại mòn mỏi hằng đêm ch🍸ong đèn đợi khách.
Ghi nhận của PV VTC News, các tuyến đường dẫn vào chợ đêm Sơn Trà thưa thớt người, trái ngược hoàn toàn cảnh tấp nập cuối năm 201ꦰ9. Trong chợ, nhiều gian hàng vẫn sáng đèn nhưng tiểu thương ngồi lướt điện thoại, chuyện phiếm vì không có khách.

“Mở cửa vậy thôi nhưng sức mua rất kém. Thậm chí có nhiều ngày liên tục tôi chẳng bán được gì. Chợ đêm bây giờ chỉ lác đác vài ngườ đi dạo, thi thoảng ghé vào xem một chút rồi đi, chẳng mua sắm gì”, chị Hiền than thở.
Theo chị Hiền, chợ đêm vắng vẻ là do không có khách du lịch, người địa phương thì chỉ dạo chơi cho vui chứ không mua sắm nên chị và các tiểu thương khác hằng đêm lay lắt mở cửa ngồi nhìn nhau, đến khuya thì nghỉ.“Khách du lịch không có, giờ lại vào mùa mưa nên chợ càng vắng. Tôi cũng cố duy trì thêm thời gian nữa xem sao chứ hiện có nhiều người đã nghỉ rồi. Giờ nghỉ thì cũng chẳng biết làm gì nên cứ gắng đã”, chị Hiền tâm sự.
Quầy hàng bán đồ lưu niệm của bà Nguyễn Thị Hường (42 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn) bên cạnh cũng mở cửa nhưng vợ chồng bà ngồi lướt điện thoại xem phim vì không có khách.“Dọn hàng ra từ 18h đến khi dọn vào là hơn 23h nhưng không bán được dù chỉ là một món hàng. Chợ đêm trước giờ chúng tôi chủ yếu bán cho du khách nhưng nay có khách đâu mà bán.
Tình hình này xảy ra kể từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều tiểu thương như chúng tôi đã đóng cửa, tôi chỉ mong sao cho có cách gì đó để thành phố hấp dẫn du khách đến tham quan, có thể chúng tôi mới buôn bán được”, bà Hường nói.

Bao giờ chợ đêm “thức giấc”?
Bà Nguyễn Thị Trí (trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), tiểu thương chợ đêm Sơn Trà cho biết, vì quá vắng khách nên bà tạm nghỉ bán 2 tháng nay.Theo bà Trí, bình thường, với quầy hàng giải khát, mỗi đêm bà cũng thu được 300-400 nghìn đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình nhưng hiện tình hình quá khó khăn.“Khi chưa xảy ra dịch COVID-19, khách du lịch đông, chợ nhộn nhịp, những hộ kinh doanh tại đây rất vui. Thế nhưng từ khi xảy ra đợt dịch thứ nhất rồi thứ 2, khách không có, buôn bán ế ẩm, ai cũng buồn và lo vì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình”, bà Trí nói.
Bà Trí tính toán, bây giờ không có khách, nếu cố bám trụ thì tiền thu không đủ để trả phí mặt bằng.“Tiền thuế 2 triệu đồng/tháng mà mỗi đêm chỉ bán được chục ly nước thì lấy gì mà trả. Chính quyền có thông báo hỗ trợ tiểu thương bằng cách giảm chi phí thuê mặt bằng nhưng ế ẩm quá nên tôi tạm nghỉ, chờ du lịch phục hồi”, bà Trí cho biết.

“Chỉ có phục hồi nguồn khách thì kinh tế đêm mới sống lại được, chúng tôi đang thực hiện nỗ lực làm điều này”, ông Dũng khẳng định.
Theo ông Dũng, để hình thành được nền kinh tế ban đêm như kỳ vọng, có sức hút đối với du khách thì phải xây dựng hệ thống sản phẩm kích cầu hấp dẫn, cần có sự tham gia của cả cộng đồng doanh nghiệp trong việc mở cửa trở lại và giới thiệu sản phẩm mới đến du khách.
“Để làm được điều đó, tôi đề nghị Hiệp hội Du lịch tại các địa phương và các doanh nghiệp tiếp tục liên kết chặt chẽ cùng nhau để tổ chức triển khai chương trình kích cầu đạt hiệu quả và ngày càng có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hấp dẫn đưa vào phục vụ du khách”, bà Hạnh nói.
Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đề nghị các doanh nghiệp du lịch cần nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa điểm kinh doanh dịch vụ.
Bình luận