"Dù chưa được luật hóa, nhưng hình thức làm việc này đã chứng minh tính khả thi, thậm chí trong nhiều trường hợp còn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất công việc, nhất với các cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa", bà nói.

"Cần phân rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, kỷ luật và kiểm soát được tiến độ, chất lượng công việc", bà nêu.
Trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính, tinh giản biên chế, việc làm việc từ xa giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí hành chính. Cùng với đó góp phần giữ chân đội ngũ có năng lực nhưng gặp khó khăn về làm việc tập trung.Trước đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn Cà Mau) băn khoăn, sau khi sáp nhập tỉnh và xã, địa bàn rộng, xa trung tâm hành chính của tỉnh, liệu có ảnh hưởng việc thực hiện quyền nghĩa vụ công dân? Cán bộ cấp xã có tăng nhưng còn ít hơn khi còn cấp huyện và với địa bàn rộng thì liệu có đủ sức sát dân, gần dân? Tương tự với lực lượng công an xã, liệu địa bàn rộng có đảm bảo quản lý tốt khi có tình huống xảy ra?".Đại biểu đề nghị các ngành, các cấp cần sớm có câu trả lời, cần có giải pháp để đạt được mục tiêu sau khi sáp nhập, đó là: Bộ máy hoạt động thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đến hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo quốc phòng an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn."Sau khi sáp nhập tỉnh, có những xã cách trung tâm hành chính tỉnh hàng trăm km, với hạ tầng giao thông thấp kém ở nhiều xã vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, sẽ tốn nhiều thời gian, kinh phí, cần tính toán phương án làm việc phù hợp, hiệu quả và không làm gián đoạn xử lý hành chính phục vụ người dân", ông Hận nói thêm.
Bình luận