
Vừa mới phục hồi, DN lại muốn ‘đổ bệnh’
Năm 2017, khi giá heo sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm và nằm ở vùng giá thấp cho đến hết năm, Công ty cổ phần Chăn nuôi - Mitraco (MLS) đã phải ghi nhận mức lỗ đến 46 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng tài sản bốc hơi.Với mức lỗ trên, những năm tháng làm ăn tích luỹ của Mitraco xem như mất trắng. Đáng ngại hơn, việc thua lỗ lớn cũng kèm theo các khoản nợ phải trả của DN này tăng lên hơn gấp đôi so với năm trước, gây áp lực lớn lên doanh nghiệp.Cho đến cuối năm 2018, Mitraco tạm ổn trở lại với lợi nhuận cả năm 2018 gần 5 tỷ đồng nhờ giá heo hơi phục hồi. Thế nhưng, với tình hình giá heo hiện nay, nỗi lo về kịch bản tiếp tục thua lỗ lại trở về.Trong khi đó, doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chăn nuôi tại Phía Bắc là CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) cũng đang phải gồng mình chịu trận dù có chuỗi kinh doanh khép kín từ thức ăn, chăn nuôi cho đến chế biến.“Đây là khó khăn chung của toàn ngành chứ không riêng gì Dabaco”, đại diện CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) cho hay.

Khủng hoảng niềm tin
Đến nay, mặc dù Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đã nhấn mạnh thịt heo mắc dịch tả lợn châu Phi không lây lan qua người, hướng dẫn chi tiết phân biệt thịt heo bệnh nhưng tâm lý lo sợ vẫn khá phổ biến.Thậm chí, làn sóng tẩy chay thị heo trên mạng xã hội gây bất lợi rất lớn cho người chăn nuôi và cả những người bán hàng trong các chợ truyền thống.Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, trong khi các chợ truyền thống ‘ế’, sản lượng thịt giảm mạnh thì tại các kênh hiện đại tại hệ thống siêu thị Vissan, Sai Gon Co.op hay Bách Hóa Xanh…vẫn đang đắt khách dù giá bán cao hơn lên đến 10.000 - 30.000 đồng/kg. Riêng tại Saigon Co.op, hệ thống này cho biết mức tiêu thụ thịt heo trong những tuần qua của hệ thống này tăng trung bình hơn 20%.Thực tế trên cho thấy, hiện tượng tẩy chay chỉ xảy ra cục bộ và nhu cầu thịt heo của người dân vẫn đang rất lớn. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất là người chăn nuôi mà không có sự liên kết với các DN tổ chức đầu ra dẫn đến việc bán hàng qua các đầu mối thiếu sự tin cậy. Trong khi đó, những doanh nghiệp kinh doanh đầu cuối có thương hiệu như Vissan thì vẫn "sống khoẻ" dù thị trường biến động.Vẫn theo ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Vissan, xu hướng tiêu dùng đang có sự dịch chuyển rất rõ nét.“Chúng tôi thấy rằng, nhu cầu tiêu thụ từ các chợ truyền thống đang giảm nhưng ở các kênh hiện đại có tăng lên và bù đắp trở lại. Do vậy mà sản lượng tại Vissan hầu như không giảm”, ông An cho hay.Trước đó, trong năm 2017, mặc dù giá thịt heo giảm nhưng Vissan thậm chí không bị ảnh hưởng mà còn được lợi rất nhiều. Báo cáo quý II/2017 của Vissan cho thấy, tỷ suất lợi nhuận gộp của Vissan đã tăng vọt lên mức 25% so với mức 17% cùng kỳ năm trước nhờ giá heo đầu vào giảm.Huy Nguyên
Bình luận