
Trình Bộ Chính trị, Quốc hội trong tháng 9/2022
Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau khi Bộ Chính trị cho phép đưa vào chương trình làm việc, Chính phủ sẽ xin chủ trương về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau đó, dự án sẽ được báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong nhiệm kỳ 2021-2026. Bộ GTVT sẽ lập báo cáo khả thi, duyệt thiết kế, giải phóng mặt bằng, đến năm 2028-2029 sẽ khởi công một số gói thầu của hai đoạn Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang.Thời gian qua, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học được tổ chức. Đơn vị soạn thảo cũng đã lấy ý kiến 20 địa phương có dự án đi qua và các bộ, ban, ngành liên quan.Bộ GTVT đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Chính phủ vào tháng 2/2019. Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định báo cáo.Tuy nhiên, đầu tháng 8/2022, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi Bộ GTVT cho biết, tiến độ công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án có thể kéo dài. Do kết quả thẩm tra của Liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế cho thấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi như lựa chọn cấp tốc độ thiết kế và khai thác; hướng tuyến và kết nối với các mạng lưới giao thông trong và ngoài nước; tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn…Công nghệ động lực phân tán có ưu điểm gì?
Theo đại diện Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH, đơn vị này đã đề xuất Bộ GTVT áp dụng công nghệ động lực phân tán cho tàu tốc độ cao Bắc - Nam.
Mức đầu tư 58 tỷ USD hay 26 tỷ USD?
Điểm khúc mắc lớn nhất khiến dự án đường sắt tốc độ cao trầy trật nhiều năm nay chưa được thông qua là lựa chọn tốc độ, quy mô vốn đầu tư và phương án huy động vốn, áp lực lên ngân sách ra sao... Việc đánh giá ưu, nhược điểm từng phương án để trình lên các cấp cao nhất tháng 9 tới đây sẽ phụ thuộc vào kết quả mà liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế dự án đưa ra.
Tốc độ 200 hay 350km là phù hợp?
Câu chuyện lựa chọn phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/giờ hay 200km/giờ cũng tạo ra những cuộc tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên gia.TS Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông - cho rằng, việc lựa chọn tốc độ nào cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải thỏa mãn được 2 tiêu chí, đó là thu hút được khách và phù hợp với đầu tư.“Tốc độ thấp khó cạnh tranh với các phương thức giao thông khác, nhưng nếu tốc độ cao, mức đầu tư lớn vì mức độ an toàn phải ở mức độ tuyệt đối”, TS Phan Lê Bình nói,
Ông Bình cho rằng, việc lựa chọn công nghệ cũng cần tính đến công năng của tàu là tàu chở khách hay tàu chở hàng. Bởi tàu chở hàng thường chở nặng đòi hỏi nền đường phải chịu được lực và đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn.Tuy nhiên, cũng có thể những hàng hóa chuyên chở trên đường cao tốc là hàng điện tử, hàng đông lạnh không phải là ximăng, sắt thép nên cũng không phải gia cường nền đường. Trên thực tế, đường sắt khổ 1m với 1,453m nếu về tốc độ thì không hơn nhau bao, không phải đường ray rộng là chạy nhanh.Ông Bùi Xuân Phong - Chủ tịch Hội Kinh tế vận tải đường sắt - cho rằng, luật Đường sắt đã quy định rõ đường sắt cao tốc có tốc độ từ 300 - 350km/giờ.“Kinh nghiệm thế giới xây dựng đường sắt tốc độ cao đều lựa chọn phương án trên 300km/giờ, như tàu Shinkansen của Nhật Bản, tuyến Đài Bắc - Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) cũng vậy...”, ông Phong nói.
Trong khi đó, có nhiều phương án nghiêng về phương án tàu có tốc độ 200km/giờ. Ông Hà Ngọc Trường - Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM - cho rằng, phương án tốc độ trên 300km/giờ tương tự tàu Shinkansen (Nhật Bản). Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốc độ trên 300km/giờ sẽ rất tốn kém, thứ hai tốc độ này cần công nghệ rất hiện đại.“Trong khi Việt Nam chưa thể làm chủ được công nghệ, sẽ phụ thuộc vào nước ngoài rất lâu dài. Chúng ta mong muốn xây dựng đường sắt tốc độ cao nhưng phải cân đối với tình hình kinh tế, tốc độ trên 300km/giờ chỉ chở khách sẽ rất tốn kém so với phương án chạy chung tàu hàng và tàu khách với tốc độ khoảng 200km/giờ”, ông Trường nói.
Ông Trường lấy dẫn chứng từng đi tuyến đường sắt Bắc Kinh đi Thượng Hải (Trung Quốc) chạy với tốc độ 200km/giờ chung cả tàu hàng và tàu khách.“Trong báo cáo trình Bộ Chính trị tới đây, Bộ GTVT cần đưa cả 2 phương án là tốc độ chạy tàu 300 - 350km/giờ và 200km/giờ để các cấp có thẩm quyền quyết định lựa chọn, không nên chỉ trình một phương án là tốc độ 300 - 350km/giờ”, ông Trường đề xuất.
Trong khi đó, GS. TSKH Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT lại cho rằng, dải tốc độ giới hạn của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ở mức 200km/h là phù hợp với Việt Nam hiện nay.
Bình luận