
"Đã có mấy người gọi điện, đến xem nhà trực tiếp nhưng họ không mặn mà vì con ngõ ra vào khá sâu và chật hẹp. Họ lo nếu không may xảy ra hỏa hoạn, xe cứu hỏa sẽ không vào được và vòi rồng cũng không đủ dài để vào tới nơi”, anh Minh cho hay.
Tương tự, chị Hoàng Thị Mai (sinh sống tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đăng tin rao bán cắt lỗ căn nhà 4 tầng nằm sâu trong ngõ với giá 2,3 tỉ đồng.Chị Mai chia sẻ, gia đình chị sẵn sàng giảm giá cho người nào có thiện chí mua nhà trong tháng này. Đồng thời, gia đình chị cũng sẽ nhượng lại một số nội thất cơ bản có giá trị như giường tủ, bàn ghế, thiết bị nhà bếp...“Tôi rao bán cả mấy tháng nay, nhiều khách gọi điện và đến xem nhà nhưng vẫn không ai mua. Sau những vụ hỏa hoạn nguy hiểm, đặc biệt là vụ cháy chung cư mini thảm khốc ở Khương Hạ, khách càng đắn đo hơn vì lo ngõ sâu, nhỏ, mật độ xây dựng cao nên nhà bí, ít ánh sáng”, chị Mai nói.
Dữ liệu khảo sát của Batdongsan.com.vn về giá thị trường thời gian qua cho thấy, tại quận Cầu Giấy, nhà ở riêng lẻ diện tích khoảng 50 - 60 m2 cao 5 - 6 tầng và đầy đủ nội thất đang được rao bán khoảng 220 - 230 triệu đồng/m2, rẻ hơn khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2 so với cách đây 3 - 4 tháng.Nhà cùng diện tích tại quận Thanh Xuân được rao bán với giá 160 - 210 triệu đồng/m2, tùy vị trí.Trong khi đó, tại quận Đống Đa, giá nhà ở riêng lẻ diện tích trên dưới 40 m2 trong ngõ khoảng 100 triệu đồng/m2.Còn nhà mặt ngõ ô tô đi lại được và hợp lý để kinh doanh, cho thuê mặt bằng vẫn có giá trên 20 tỉ đồng cho diện tích 60 m2 (tương đương trên 400 triệu đồng/m2).Mức giá này đã rẻ hơn so với thời điểm "sốt" trước khi có dịch COVID-19.Nguyên nhân thực trạng trên được giới đầu tư và chuyên gia nhìn nhận do thời gian qua, lãi suất neo cao, tâm lý của người mua đang có sự e dè, tiếp tục chờ giảm giá sâu hơn khiến thanh khoản sụt giảm. Theo đó, dù phục vụ được nhu cầu thực của người mua nhưng vẫn phải hạ giá tìm khách.Đặc biệt, sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội vừa qua, khách hàng càng băn khoăn, đắn đo hơn với những căn nhà trong ngõ sâu, ngõ nhỏ vì nếu xảy ra hoả hoạn, xe cứu hỏa sẽ rất khó tiếp cận.
"Năm ngoái, giá nhà tăng đột biến do nhiều chủ nhà dựa vào cớ nguồn cung khan hiếm nhưng sức cầu lớn nên bị "thổi" lên cao, thậm chí vượt giá trị thực. Tuy nhiên, sau một năm nhiều căn nhà rao bán nhưng không có khách mua. Theo đó, các chủ nhà phải hạ kỳ vọng, giá bán", anh Cầu chia sẻ.
Cũng theo môi giới này, có rất nhiều căn nhà trong ngõ đã rao bán nửa năm nhưng không tìm được khách mua. Nguyên nhân do hiện nay lãi suất vay vẫn ở mặt bằng cao, khiến nhiều người chần chừ ra quyết định."Thực tế, nhu cầu về nhà ở vẫn rất lớn nhưng hiện nay kinh tế bị ảnh hưởng nên một số người cũng tạm hoãn kế hoạch mua nhà. Bên cạnh đó, có những gia đình vẫn đợi giá sẽ tiếp tục giảm sâu thêm", anh Cầu nói thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường nhà đất bị "thổi" cao hơn so với thực tế từ nhiều năm nay. Trong những quý đầu năm, dự báo thị trường sẽ có ít biến động, lượng giao dịch cũng sẽ tiếp tục giảm sút so với cùng kỳ năm 2022."Khách đã rục rịch xuống tiền với tâm lý chờ bắt đáy, song thị trường đã chạm đáy chưa thì vẫn là câu hỏi cần thời gian trả lời, vì không có một thước đo nào để có thể xác định được đâu là đáy của thị trường bất động sản", ông Đính nói.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho rằng tâm lý của mọi người chỉ mong thị trường xuống đáy, nhưng đáy ở đâu thì không ai biết. Nếu tính toán sai, cơ hội có thể qua đi.“Như giai đoạn 2012 - 2013, nhiều người hy vọng khủng hoảng kéo giá nhà xuống nữa, nhưng rồi chưa kịp mua thì giá lại tăng trở lại. Vì vậy, khách hàng, đặc biệt là người mua nhà để ở, thì nên tính toán, phân tích nhu cầu của mình để đưa ra quyết định đúng, kịp thời”, ông Quyết khuyến cáo.
Bình luận