Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết "nấm ảo giác" còn gọi là "nấm ma thuật"𒆙 hay "nấm thần", nấm Psilocybe, tên khoa học Psilocybe pelliculosa, mọc ở nhiều nơi trên thế giới. Có đến 200 loại nấm khác nhau thuộc họ này chứa chất Psilocybe với hàm lượng khác nhau nên ✨mức độ gây độc, ảo giác cũng khác nhau.
"Có loại ăn cả một tai nấm chưa nguy hiểm tính mạng nhưng có loại chỉ cần một lượng nhỏ có thể chết người", bác sĩ Hiển nói.Ngày nay khoa học biết có nhiều loại nấm độc có chứa chất gây ảo giác như nấm cựa gà chứa chất ergotamine, được điều chế thành chất gây nghiện Lysergic Axit Diethylamide (LSD), là một chất gây ảo giác cực mạnh.
Giới khảo cổ học nghiên cứu các bức điêu khắc trong nhiều hang động cho thấy những loại nấm ma thuật này được sử dụng trong thời tiền sử tại các nghi lễ mang tính tôn giáo.
Video: Nấm ma túy cực độc mê hoặc giới trẻ, Bộ Công an vào cuộc xác minh
Hai chất LSD và psilocybin, psilocin được đưa vào danh mục cấm tại Việt Nam từ năm 1995. Hai chất gây ảo giác này không mới trên thế giới song chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện Bệnh viện Tâm thần TP HCM chưa tiếp nhận bệnh nhân nào bị ảo thị hay loạn thần bởi nấm ma thuật.Bác sĩ Hiển khuyến cáo, dấu hiệu nhận biết người có sử dụng nấm ma thuật là tình trạng ảo thị, cặp mắt lờ đờ trắng dã do đồng tử giãn. Người dùng nấm ở trong trạng thái bị kích thích, do đây là loại ma túy kích thích thần kinh, vật vã, vã mồ hôi, nôn ói do rối loạn nhịp tim, huyết áp và thường mất ngủ. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ chữa giống như các trường hợp nghiện đá."Phụ huynh cần quan sát các biểu hiện bất thường cꦏủa con em để phát hiện sớm 🐓việc dùng nấm, nhất là tình trạng mất ngủ vì các loại ma túy mới đều gây mất ngủ", bác sĩ Hiển cho hay.
Bình luận