
Phát biểu trước chuyến đi tới Michigan – nơi đặt trụ sở các hãng xe lớn của Mỹ – ông Trump cho biết: “Chúng tôi muốn các hãng có thời gian chuyển đổi ngắn hạn, nếu họ không thể nhập linh kiện thì không nên bị trừng phạt".
Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định rằng chính sách thuế hiện hành vẫn sẽ làm giá xe (cả mới lẫn cũ) tăng thêm hàng nghìn USD, kéo theo chi phí sửa chữa và bảo hiểm cũng tăng. Các hãng xe lớn bày tỏ hoan nghênh các động thái nới lỏng, song cho biết thời gian ba năm là chưa đủ để điều chỉnh lại toàn bộ chuỗi cung ứng.Tổng giám đốc tài chính của General Motors, ông Paul Jacobson, tuyên bố từ bỏ dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm nay vì sự bất định trong chính sách thuế. Hãng cũng hoãn công bố kết quả tài chính quý I cho đến khi chính sách mới được làm rõ.Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick khẳng định điều chỉnh chính sách thuế là kết quả của “liên lạc thường xuyên và trực tiếp” với các hãng xe. Ông gọi đây là “một chiến thắng lớn cho chính sách thương mại của Tổng thống Trump”, đồng thời cho biết chính quyền muốn “khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước".Các hãng như GM, Stellantis và Ford đều đưa ra tuyên bố cảm ơn chính quyền vì đã lắng nghe ý kiến và tạo điều kiện để họ đầu tư thêm vào sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng các linh kiện từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc – vốn chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm xe hơi – vẫn bị áp thuế, khiến bài toán chi phí dài hạn chưa được giải quyết.Chuyên gia Veronique de Rugy từ Trung tâm nghiên cứu Mercatus nhận xét rằng đây là "một cuộc mặc cả", trong đó chính phủ gây áp lực với các hãng rồi trao ưu đãi như phần thưởng để buộc họ cam kết đầu tư tại Mỹ.Phương Anh (Nguồn: New York Times )
Bình luận