Thúc đẩy đầu tư công
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025 là một thách thức lớn và muốn đạt được thì việc khơi thông những điểm nghẽn là tiền đề quan trọng. Vì nếu làm hiệu quả sẽ giúp cải thiện niềm tin vào môi trường kinh doanh của Việt Nam, từ đó thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.Ông Thành nhấn mạnh, một trong những việc cần tập trung làm là đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là thực hiện các dự án trọng điểm. Ông phân tích, mỗi 1% giải ngân đầu tư công tăng thêm sẽ góp phần nâng tốc độ tăng trưởng GDP thêm 0,058%. Ngoài ra, cứ mỗi đồng vốn đầu tư công được giải ngân có khả năng kích thích 1,61 đồng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong nền kinh tế.Năm 2024, tiến độ giải ngân đầu tư công chưa đạt kế hoạch. Còn tính đến hết 2 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công là 60.423,8 tỷ đồng, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng giao. Điều này đòi hỏi quyết tâm rất cao để sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong năm 2025, hoàn thành giải ngân ít nhất 95% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng.
“Việc triển khai nhanh chóng nhưng hợp lý các dự án kết cấu hạ tầng không chỉ tạo động lực cho tăng trưởng hiện tại mà còn đảm bảo sự phát triển lâu dài, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2045”, ông Thành nói và nhấn mạnh Chính phủ cầnജ nâng cao năng lực giám sát các dự 𒅌án đầu tư.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Hoàng Ngân tự tin cho rằng đây là điều không khó, đặc biệt trong bối cảnh đang có sự thống nhất rất cao, khát vọng rất lớn về một đất nước giàu có, phồn vinh và hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, cùng sự đồng thuận của cả dân tộc 100 triệu dân và sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy vậy, để khát vọng, mục tiêu thành hiện thực, cần phải làm nhiều việc.
Việc triển khai nhanh chóng nhưng hợp lý các dự án kết cấu hạ tầng không chỉ tạo động lực cho tăng trưởng hiện tại mà còn đảm bảo sự phát triển lâu dài, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2045.TS. Võ Trí Thành
Gỡ vướng thể chế
Một điểm nghẽn khác mà theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia đang gây khó cho sự phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân, đó là vướng mắc về thể chế và pháp luật.Hiện hệ thống luật pháp, hệ thống thể chế còn có sự chồng chéo nên chưa mở ra không gian phát triển rộng rãi, thông suốt cho doanh nhân, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ những vướng mắc về xây dựng hạ tầng và bất động sản đã khiến hàng nghìn dự án xây dựng “tắc” pháp lý, không thể triển khai. Hay doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng đủ thủ tục để tiếp cận nguồn vốn tín dụng.Ông Võ Trí Thành nhận định: “Câu chuyện tăng trưởng của năm 2025 cần được xem là việc tạo dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển bền vững, thậm chí là đột biến trong những năm tiếp theo. Điều này đòi hỏi thể chế phải được định hình chuẩn chỉnh cùng với nhiều cải thiện hiệu quả”.

“Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, có như thế mới tạo nên dòng tiền bền vững, phục vụ cho phát triển kinh tế”, ông Thành nói.
Còn theo ông Trần Hoàng Ngân, việc xây dựng niềm tin với nhà đầu tư vô cùng quan trọng, sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhiều biến động. Những vướng mắc, rào cản, chồng chéo, trùng lặp…trong các văn bản pháp luật hay những thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém, gây cản trở, làm ách tắc hoạt động đầu tư kinh doanh phải được nhanh chóng gỡ bỏ.Ngoài ra là cơ chế thu hút nhân lực chất lượng cao thích ứng với kỷ nguyên mới, kỷ nguyên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số gắn liền với cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, có như thế mới tạo nên dòng tiền bền vững, phục vụ cho phát triển kinh tếChuyên gia Bùi Kiến Thành
"Giải pháp chính sách không có gì tốt hơn là về thuế, nghĩa là tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp. Một là cải cách thuế thu nhập cá nhân để tăng thu nhập khả dụng cho người dân, từ đó thúc đẩy tiêu dùng. Hai là rà soát lại tất cả các chính sách thuế đối với doanh nghiệp. Nếu thực sự chưa cần thiết, chúng ta không nên tăng thuế”, ông Hiếu nói.
Cùng với đó, ông Hiếu cho rằng cần nhanh chóng rà soát và chỉnh sửa ngay các quy định làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm cho đồng vốn đầu tư không hiệu quả. "Bây giờ, doanh nghiệp cần nhất sự hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là về thời gian", ông H🐽iếu nhấn mạnh và cho biết, doanh nghiệp có lớn mạnh thì mục tiêu phát triển kinh tế mới dễ đạt được.
"Ghìm cương" lãi suất tín dụng
Theo quan điểm của ông Trần Hoàng Ngân, doanh nghiệp sợ nhất là lãi suất tín dụng tăng cao, không ổn định.“Trong tổng vốn đầu tư xã hội thì đầu tư từ khu vực dân doanh chiếm trên 55%. Do đó phải có gói giải pháp đồng bộ để huy động vốn, đầu tư từ khu vực dân doanh như giảm tiền thuê đất, phí, thuế, bảo lãnh tín dụng, lãi suất tín dụng thấp hợp lý, cải cách hành chính…”, ông Ngân nêu quan điểm.
Cũng theo ông Ngân, chính sách tiền tệ cần linh hoạt theo mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, không để khối u nợ xấu quay trở lại.Trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% tăng trưởng GDP. Với mức tăng trưởng GDP phấn đấu trên 8%, mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải khoảng 16%. Các ngân hàng được nhận định sẽ có nhiều dư địa đẩy tín dụng trong năm nay. Bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu và vay phục vụ đời sống, tiêu dùng được dự báo sẽ là ba lĩnh vực động lực tăng trưởng tín dụng cao nhất.
“Hiện nay, trung tâm tài chính quốc tế số 1 thế giới là New York (Mỹ), số 2 là London (Anh), số 3 Thượng Hải (Trung Quốc), số 4 là Singapore. Việt Nam nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn là Singapore và Thượng Hải nhưng vẫn chưa có trung tâm tài chính nào. Nếu chúng ta chú trọng mục tiêu này để sớm có trung tâm tài chính thì đây sẽ là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế rất nhanh chóng và bền vững”, ông nói.
Bình luận