- Là CEO và người sáng lập của dự án liên quan đến Edtech (áp dụng công nghệ trong giáo dục) và Health (sức khoẻ), ứng dụng công nghệ AI để tạo tác động xã hội cho Việt Nam, đã có doanh thu trên thị trường.
- Trưởng ban tổ chức dự án văn hóa tương đương Hoa hậu Việt Nam.
- Mentor (người hướng dẫn) và người viết thư giới thiệu là thành viên hội đồng cố vấn của Đại học Harvard.
- Từng là trợ lý giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm lớn tại Việt Nam.
- Quán quân 2/3 cuộc thi khởi nghiệp lớn tại Việt Nam.
- Tham gia tổ chức đấu giá tranh cho họa sĩ nổi tiếng, tác phẩm được trưng bày tại 16 viện bảo tàng quốc tế.
- GPA hơi thấp 3.3/4.0, chưa tốt nghiệp, mục tiêu thi lại IELTS và SAT với điểm số cao hơn (1500 SAT và 7.5 IELTS).
- Tự chủ tài chính, thu nhập hơn 10 triệu đồng/ tháng từ năm 3 đại học.
- Mạng lưới quan hệ rộng, có nguồn lực nhân sự công nghệ cao, liên kết với các startup và lãnh đạo trẻ; từng làm việc với 3 Bộ trưởng.
- Trung bình mỗi năm tham gia hơn 30 sự kiện trong và ngoài nước.
- Học cùng lúc nhiều trường đại học.
Trả lời Báo điện tử VTC News, anh Trình Phương Quân, sinh năm 1991, tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật và Môi trường tại Đại học Stanford với GPA tuyệt đối 4.0/4.0 vào năm 2023 đánh giá, ứng viên khai hồ sơ ứng tuyển ཧquá khoa trương, phóng đại, thổi phồng bản thân. Đây cũng là lỗi khiến thí sinh dễ "tự đánh bật" bản thân trong vòng ứng tuyển vì hội đồng tuyển sinh là n🤪hững người có con mắt tinh tường.
"Lỗi phóng đại bản thân như ứng viên trên là lỗi phổ biến. Không ít bạn tự xưng là CEO, người đứng đầu các start-up hay tổ chức cộng đồng hoặc chuyên gia lĩnh vực nhưng khi kiểm tra lại, hồ sơ thường không phản ánh đúng như vậy. Đôi khi, các công ty nghe tên rất... kêu nhưng thực tế chỉ có vài thành viên, hoặc các tổ chức fanpage chỉ có vài trăm người theo dõi với nội dung sơ sài", thạc sĩ Phương Quân chia sẻ.

1. Tránh phóng đại chức danh: Đừng tự nhận mình là CEO hay founder 🐭của những dự án nhỏ chỉ có fanp🥂age vài trăm lượt thích.
2. Không lạm dụng danh xưng chuyên môn: Nếu ứng viên chưa phải là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, đừng tự xưng là chuyên gia. Nếu bạn chỉ mới sử dụng Chat GPT để viết bài hoặc có tài khoản Binance lướt sóng bitcoin thì không nên gọi mình là chuyên gia trí tuệ nhân tạo hay blockchain𓄧.
3. Đừng thổi phồng vai trò tổ chức sự kiện: Tránh tự nhận là trưởng ban tổ chức của các sự kiện lớn nếu bạn chỉ là người tham gia mà không có đóng góp thực sự. Một số ứng viên tự nhận là trưởng ban hay trưởng nhóm 🧜của các sự kiện lớn như "quy tụ 50.0000 - 100.000 người"💯 nhưng thực tế chỉ là người hâm mộ hoặc tham dự không tạo được sự tin cậy.
4. Chân thật về nguồn gốc danh hiệu: Đừng tự nhận là “Alumni” của Harvard nếu bạn chỉ đăng ký một khóa học online trên Coursera. Tương🏅 tự, nếu từng làm thủ quỹ dự án, đừng mô tả đó là "trợ lý q🌼uản lý cấp cao" của quỹ đầu tư.
5. Không nói quá về các hoạt động tham dự: Đừng tự nhận là người ༺đã tổ chức đấu giá tranh cho nghệ sĩ nổi🍸 tiếng nếu thực tế bạn chỉ đến xem triển lãm và chụp hình check in tại triển lãm.
6. Chân thật về tài chính: Đừng khai bạn tựജ kiếm được thu 🌠nhập trung bình 15-30 triệu đồng/tháng nếu thực tế đó là tiền hỗ trợ từ gia đình.
7. Chọn người viết thư giới thiệu cẩn thận: Ứng viên nên lựa chọn người giới thiệu thực sự hiểu bạn, không chỉ dựa vào chức danh của người viết thư. Một người có c🍬hức danh lớn nhưng không hiểu rõ hoặc chỉ biết sơ qua về bạn sẽ không có trọng lượng bằng người thực sự biết và có thể đưa ra đánh giá công tâm.
8. Xây dựng bài luận đúng trọng tâm: Tránh kể lể lan man về khó khăn hay⛦ thành tích cá nhân, những điều đó sẽ 🐷được thể hiện trong sơ yếu lý lịch. Ứng viên lưu ý, ở bậc cao học, bạn cần tập trung nêu rõ: Tại sao chọn chương trình này? Chương trình phù hợp với bạn ra sao? Nó sẽ giúp gì cho con đường sự nghiệp của bạn?
9. Thành thật và cụ thể: Hội đồng tuyển sinh đánh giá c🗹ao những thành tựu thực chất, có liên quan trực tiếp đến ngành bạn chọn. Hãy chứng minh sự chuyên sâu, kiên định trong định hướng, và sự phù hợp của chương trình với bạn.
10. Trung thực là nền tảng: Hội đồng tuyển sinh là những giáo sư dày dặn kinh nghiệm, từng đọc q💯ua hàng chục nghìn hồ sơ, họ dễ dàng phân biệt sự chân thật và những lời khoa trương. Do đó, các ứng viên hãy trung thực và thẳng thắn chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
Phương Quân nhấn mạnh: “Ứng viên hãy thành thật với bản thân và thẳng thắn trong bộ hồ sơ, đó mới là con đường dẫn đến thành công tại Harvard và Stanford.” Việc vào Harvar༺d và Stanford rất khó, nhưng nếu ứng viên trung thực và chân thành, những giá trị thực tế sẽ dễ dàng gây ấn tượng hơn những hồ sơ khoa trương, phóng đại.
Bình luận