

"Cách duy nhất để ứng phó với thách thức hiện nay là phải huy động được tất cả các bên liên quan, từ các nguyên thủ quốc gia đến các nhà khoa học đang tham gia hội nghị tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến họ.
Chúng ta sẽ không có cuộc chiến nào vì đại dương, nếu chúng ta không được thành lập ngay một quan hệ đối tác đại dương tự do, rộng mở. Khí hậu giống như đa dạng sinh học, đó không phải là vấn đề về quan điểm, mà là vấn đề đã được khoa học xác lập", Tổng thống Pháp cho biết.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hành động quyết liệt hơn, biến hy vọng thành hành động, chuyển từ khai thác sang bảo vệ, từ loại trừ sang công bằng, từ lợi ích ngắn hạn sang quản trị dài hạn để bảo vệ đại dương toàn cầu.Theo đó, cần tăng cường tài chính công, hỗ trợ nhiều hơn từ các ngân hàng phát triển và các mô hình tiên tiến để huy động vốn tư nhân.Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Philemon Yang nhấn mạnh cần tăng cường năng lực và nguồn lực cho các nước đang phát triển; đồng thời bảo đảm hợp tác quốc tế hiệu quả để hoàn thành những mục tiêu của SDG 14.Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) cũng đặt mục tiêu cấm các hình thức trợ cấp gây hại đối với hoạt động khai thác và sản xuất thủy sản toàn cầu được xem là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trên thế giới.Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để thúc đẩy các giải pháp tài chính đổi mới, như trái phiếu xanh và các khoản vay xanh dành riêng cho lĩnh vực đại dương, nhằm thu hẹp khoảng trống tài chính cho các mục tiêu bảo tồn biển vốn là mục tiêu phát triển bền vững nhận được tài trợ ít nhất trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Hội nghị được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ đại dương.Trong ngày đầu tiên của Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu quan trọng, đại diện cho ASEAN và bài phát biểu của Việt Nam tại phiên toàn thể của hội nghị. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng sẽ đồng chủ trì với Tổng thống Iraq hội nghị thượng đỉnh đồng bằng châu thổ thế giới, được tổ chức bên lề Hội nghị UNOC 3 và chứng kiến lễ trao văn kiện đối ngoại về việc Việt Nam phê duyệt Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia do Văn phòng Pháp lý của Liên hợp quốc tổ chức.Trước đó, chiều 8/6, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emanuel Macron đã mời Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng các nước tham dự lễ khai trương tòa nhà Cá voi trong trung tâm Hội nghị Nice. Sau lễ khai trương, các nhà lãnh đạo đã tham dự triển lãm khoa học, thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm khoa học biển.Tòa nhà Cá voi là tòa nhà chính trong Trung tâm Hội nghị Nice, nơi tổ chức các phiên họp trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3).Để chuẩn bị cho hội nghị, nước chủ nhà Pháp đã đầu tư cải tạo tòa nhà Cá voi với kiến trúc đặc biệt, tạo cảm giác như đang ở trong bụng của một con cá voi khổng lồ, có diện tích 15.000 m2 và cao 24m, được trang trí bởi các tác phẩm nghệ thuật đường phố.Lễ khai trương tòa nhà Cá voi nhân dịp Hội nghị UNOC 3 lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ Pháp hướng đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương.Lại Hoa - Anh Tuyển(Nguồn: Báo điện tử VOV)
Link: //vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-dai-duong-lien-hop-quoc-lan-thu-3-post1205795.vov
Bình luận