
“Để đạt được những mục tiêu này, cần xác định, GD&ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp với quy luật khách quan”,♋ Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và nêu các n♊hiệm vụ ngành Giáo dục cần triển khai trong thời gian tới.
Với đội ngũ nhà giáo, Thủ tướng lưu ý 3 nhiệm vụ chính. Thứ nhất, mỗi thầy, cô giáo phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả, đặt toàn bộ tâm huyết, lương tâm, sự hiểu biết sâu sắc và trách nhiệm vào công việc, lấy phương châm học sinh làm trung tâm, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực.Thứ hai, các thầy cô phải là người truyền cảm hứng, lòng yêu nước, chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục cao cả của nước ta.Thứ ba, Thủ tướng mong các thầy cô luôn đề cao ý thức rèn đức - luyện tài, tâm huyết, yêu nghề - yêu người, không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn… Qua đó góp phần bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên với tinh thần yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu.
“Các thầy, các cô phải như người cha, người mẹ thứ hai, thường xuyên quan tâm tới tâm, sinh lý, nguyện vọng chính đáng của các em. Thầy cô cần khơi gợi, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong phụ huynh luôn tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, đồng hành với thầy cô, phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng dạy dỗ các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của xã hội.“Với các em học sinh, tôi mong rằng, các em hiểu được tình cảm, sự hy sinh, vất vả cống hiến hết mình của các thầy cô để cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn đức, luyện tài, để mang lại niềm vui, tự hào, hạnh phúc cho các thầy cô”, ông nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, tiếp tục chủ động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29. Cần sớm ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Đặc biệt rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến.Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp thực tiễn với tình hình đất nước và nền kinh tế chung cùng các ngành nghề khác. Đồng thời chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà giáo là chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học, viện nghiên cứu.Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các đơn vị sớm có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non; tuyển dụng đủ số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên; xây dựng chính sách thu hút người giỏi vào học ngành sư phạm.
Bình luận