
“Hàng nghìn người bệnh vẫn chờ đợi, nhiều người không có cơ hội vì thiếu nguồn hiến. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức cộng đồng còn hạn chế, công tác truyền thông, vận động chưa hiệu quả", ông Thuấn nói.
Hiện chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng cho hoạt động tư vấn hiến tặng mô, tạng từ người chết não, chết tim. Chỉ một số bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng do chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp.Công tác truyền thông dù được đẩy mạnh nhưng chưa đủ rộng và hiệu quả, nhiều người dân vẫn e ngại, hiểu biết hạn chế, thậm chí lo ngại về tâm linh, đạo đức.Ở nhiều nước phát triển, tư vấn hiến tặng mô, tạng tại bệnh viện là một phần quan trọng trong hệ thống y tế. Đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản, hưởng chế độ đãi ngộ hợp lý, giúp gia đình người bệnh hiểu rõ ý nghĩa nhân văn của hiến tạng và đưa ra quyết định đúng đắn. Đây là mô hình Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng phù hợp.Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, dự kiến trong năm nay sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Hiến mô tạng 2026, trong đó cho phép người chết tim hiến tạng. Đồng thời hoàn thiện và trình Bộ Y tế ban hành các quy định về tiêu chí đưa vào danh sách chờ ghép quốc gia; tiêu chí cấp cứu của người chờ ghép tim, gan, phổi, tụy, thận… và họp hội đồng điều phối định kỳ.
Bình luận