"Việc xét xử trực tuyến các vụ án hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phiên tòa, khắc phục tình trạng người bị kiện không tham gia phiên tòa, từ đó góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần, giảm bức xúc cho người khởi kiện", Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du nói.

"Nhìn chung, việc xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, mà còn giúp cho tòa án giải quyết tình trạng hoãn các phiên tòa do vắng mặt bị cáo và những người tham gia tố tụng vì nhiều lý do khách quan", ông Nguyễn Văn Du khẳng định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du cũng chỉ rõ việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến trong thời gian qua cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: việc bố trí nguồn lực kinh phí thực hiện trang bị cơ sở vật chất tổ chức phiên tòa trực tuyến còn chậm; phiên tòa trực tuyến chỉ để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản…Phó Chánh án TAND tối cao kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức phiên tòa trực tuyến theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng các thủ tục tố tụng trực tuyến không chỉ trong việc tổ chức các phiên tòa xét xử vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà kể cả các phiên họp như phiên họp giải quyết việc dân sự, phiên họp xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, cung cấp chứng cứ và hòa giải… Đồng thời, không quy định giới hạn số lượng điểm cầu thành phần.Cơ quan xây dựng tham luận cũng đề xuất Quốc hội hoàn thiện pháp luật về tố tụng điện tử nói chung tạo hành lang pháp lý không chỉ cho việc xét xử trực tuyến mà còn tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng tòa án điện tử trong tương lai.Một số tòa án tổ chức được nhiều phiên tòa xét xử trực tuyến như: TAND cấp cao tại Đà Nẵng (710 vụ), TAND TP Thủ Đức (612 vụ), TAND TP.HCM (182 vụ), TAND tỉnh Quảng Ngãi (161 vụ), TAND TP Vinh (159 vụ)…
Anh Văn
Bình luận